GSR cần đầy đủ thông tin sau cho một van điện từ (solenoid)

Trong van luôn có các chi tiết phi kim loại để làm kín, tùy thuộc vào ứng dụng hay mục đích sử dụng của van mà nhà sản xuất hay người sử dụng nên chọn van có các chi tiết đó bằng vật liệu gì.

Khi lưu chất có đặc tính khác thường thì nên lưu ý đến các chi tiết này:

1/- Van dùng cho Amoniac NH3: thân van có thể là van gang vẫn được, không cần phải chọn van bằng inox

Tuy nhiên, van gang thường dùng một hoặc một vài chi tiết làm kín bằng thau hoặc đồng, không chịu được NH3 nên phải xem kỹ chi tiết bên trong là cần thiết

2/- Van điện từ thường được làm kín bằng các loại màng, vòng đệm, đĩa làm kín phi kim loại nên hiểu biết về các vật liệu này lưu hành trên thị trường là cần thiết vì chính các chi tiết này giới hạn ứng dụng của van điện từ.

Khi chọn seal cần phải biết

  • Đặc tính hóa học của lưu chất
  • Nhiệt độ làm việc
  • Áp suất làm việc

Dưới đây là các loại seal thường dùng trong van điện từ, thường là nhiều hơn 1 loại seal được dùng cho 1 model van điện từ.

Cao su Nitrile (NBR/Buna-R)

Đây là cao su thường dùng nhất cho lưu chất trung tính, và là loại vật liệu tiêu chuẩn dùng làm O-ring.

NBR có thể dung thường xuyên ở nhiệt độ tối đa 80 độ C, gián đoạn thì có thể cao hơn một chút. NBR ít bị lão hóa do nhiệt nhưng lại lão hóa rất nhanh dưới ánh mặt trời. NBR chịu mài mòn và chịu sức căng cũng rất tốt nhờ sự dẻo dai và bề mặt láng.

NBR dùng tốt cho các lưu chất sau:

  • nước
  • khí
  • dầu, gas, …

NBR kháng tốt trong môi chất:

  • Hợp chất hydrocarbon không vòng (Aliphatic hydrocarbons) như methane, ethane, propane, pentane, hexane, heptane, octan
  • Petroleum
  • Một số loại nhiên liệu
  • Dầu khoáng (Mineral Oil)
  • Dầu thực vật
  • Dầu thủy lực (Hydraulic fluids)
  • Cồn

NBR không chịu được

  • Ozone
  • Acetone
  • Methyl Ethyl Ketone
  • Chlorinated Hydrocarbons
  • Ethers và Esters

Cao su EPDM (cao su Ethylene Propylene Diene Monomer)

EPDM chịu được nhiệt độ tối đa 120 độ C

EPDM thường dùng cho:

  • Nước nóng, lạnh
  • Freon
  • Khí nén (không bị lẫn dầu)

EPDM dùng tốt cho các môi trường:

  • Nóng
  • Ozone
  • Hóa chất có tính oxy hóa
  • Một số acid
  • Mốt số chất kiềm
  • Chịu được ánh nắng mặt trời

EPDM không dùng được trong môi trường:

  • Các loại dầu hay nhiên liệu
  • Các chất gốc hydrocarbon
  • Aromatic and Aliphatic Hydrocarbons
  • Halogenated Solvents

Cao su FKM (tên thương mại của Fluoroelastomer)

FKM chịu được nhiệt độ tối đa 150 độ C

FKM thường dùng cho:

  • Nước nóng, lạnh
  • Acid loãng, kiềm yếu
  • Các loại dầu
  • Hydrocarbon
  • Dung dịch muối

EPDM dùng tốt cho các môi trường:

  • Hydrocarbon
  • Dầu khoáng
  • Aliphatic and Aromatic Hydrocarbons
  • Chlorinated Hydrocarbons
  • Ánh nắng mặt trời
  • Ozone

Viton không dùng được cho:

  • Ketones
  • Acetone

PTFE (Polytetrafluoroethylene hay gọi là Teflon)

PTFE chịu được hầu hết các loại lưu chất, không có tính đàn hồi. Nhiệt độ làm việc có thể đến 230 độ C

PTFE thường dùng trong van điệnt ừ cho hơi nước nóng (Steam) và các chất có tính ăn mòn.

Leave a comment

Sign in to post your comment or sign-up if you don't have any account.